Định nghĩa chính xác nhất về "từ đồng nghĩa là gì"

Định nghĩa chính xác nhất về “từ đồng nghĩa là gì”

Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, trong tiếng Việt từ đồng âm là loại từ được sử dụng rất nhiều. Vậy từ đồng nghĩa là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết được định nghĩa và những điều cần biết liên quan đến từ đồng nghĩa nhé!

Contents

I. Từ đồng nghĩa là gì?

Theo sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 và được nâng cao ở chương trình lớp 7 thì từ đồng nghĩa được định nghĩa như sau: “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.” Theo đó, trong nhiều trường hợp từ đồng nghĩa được thay thế hoàn toàn cho nhau, còn một số trường hợp thì lại cần cân nhắc vào tình huống, ngữ cảnh để có thể quyết định dùng từ đồng nghĩa hay không.

Ví dụ:

  • Từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau thường gặp như: bố – ba hay mẹ – má,…
  • Từ đồng nghĩa cần xem xét ngữ cảnh để sử dụng như từ chết – hi sinh. Từ hi sinh cũng có nghĩa là cái chết nhưng nó thường được dùng để chỉ những người dũng cảm đã làm một việc to lớn gì đó như cứu người, bắt tội phạm,…
Ba - Cha - Bố đều là những từ đồng nghĩa
Ba – Cha – Bố đều là những từ đồng nghĩa

II. Phân loại từ đồng nghĩa

Dựa theo sắc thái nghĩa mà từ đồng nghĩa được phân thành 2 loại là từ đồng nghĩa toàn phầntừ đồng nghĩa một phần.

1. Từ đồng nghĩa toàn phần

Từ đồng nghĩa toàn phần hay còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối, loại từ này không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. Nói một cách dễ hiểu thì từ đồng nghĩa toàn phần có nghĩa giống hệt nhau và có thể thay thế nhau trong mọi trường hợp.

Ví dụ về từ đồng nghĩa toàn phần:

  • Dứa – thơm – khóm
  • Mướp đắng – khổ qua
  • Con lợn – con heo
  • Đất nước – tổ quốc

2. Từ đồng nghĩa một phần

Từ đồng nghĩa một phần hay còn gọi là từ đồng nghĩa tương đối, những từ này sẽ có sự phân biệt sắc thái nghĩa khác nhau. Chính vì thế mà cũng có thể hiểu rằng từ đồng nghĩa loại này có nghĩa giống nhau nhưng khác biệt về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng thay thế cho nhau.

Ví dụ về từ đồng nghĩa một phần:

Hi sinh quyên sinh đều là những từ để chỉ cái chết tuy nhiên:

  • Hi sinh dùng để chỉ cái chết thiêng liêng, trang trọng và có ý nghĩa, hơn nữa cái chết này là không mong muốn.
  • Quyên sinh dùng để chỉ cái chết chủ động và có mục đích, nói dễ hiểu thì chính là tự tử, tự tìm đến cái chết

III. Phân biệt từ đồng nghĩa với những loại từ khác

1. Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

Hoàn toàn khác biệt với từ đồng nghĩa thì từ trái nghĩa chính là những từ có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược và đối lập nhau. Ví dụ:

  • Đậm – nhạt
  • Vui – buồn
  • Nhỏ – to
  • Cao – thấp
  • Mập – gầy
  • Sáng – tối
  • Nhanh – chậm

Cũng giống như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa được phân thành 2 loại là từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

  • Từ trái nghĩa hoàn toàn chính là những từ luôn có nghĩa trái ngược với nhau trong mọi hoàn cảnh.
  • Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ chỉ khác nghĩa với nhau trong từng trường hợp cụ thể chứ không phải lúc nào cũng có nghĩa trái ngược nhau.

2. Từ đồng nghĩa và từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng về nét nghĩa thì chúng lại hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, từ đồng nghĩa xét về âm thanh thì khác nhau nhưng lại có nét tương đồng hay giống nhau về ngữ nghĩa.

Ví dụ về từ đồng âm:

  • Từ kho trong kho cá và nhà kho.
  • Từ kho trong kho cá dùng để chỉ một cách chế biến và nấu thức ăn, từ kho này được hiểu là động từ.
  • Từ kho trong nhà kho dùng để chỉ một nơi để chứa những đồ đạc, hàng hóa. Từ kho này được biết đến là một danh từ.
Ví dụ về những từ đồng âm
Ví dụ về những từ đồng âm

3. Từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa

Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa được hiểu là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, tuy nhiên những từ này đều có mối liên hệ với nghĩa gốc. Thường thì từ nhiều nghĩa sẽ hay bị nhầm với những từ đồng âm.

Ví dụ về từ nhiều nghĩa:

  • Từ đầu
  • Đầu người: Phần trước nhất và cao nhất của con người.
  • Đầu sông: Phần đầu tiên của con sông (thường là phần cao hơn)
  • Đầu mối: Phần trước nhất, đầu tiên của hàng hóa, manh mối được tìm kiếm ra bởi con người.
  • Đầu trang: Phần đầu tiên của trang sách, trang giấy.  –

IV. Lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa

Tiếng Việt rất đa dạng và có phần khá phức tạp, để sử dụng từ ngữ một cách chính xác thì chúng ta phải tìm hiểu kỹ về loại từ đó giống như từ đồng nghĩa là gì. Hơn nữa, khi sử dụng từ đồng nghĩa chúng ta cũng cần lưu ý những điểm như sau:

  • Cần phân biệt rõ các từ loại đồng nghĩa với nhau để biết đâu là từ đồng nghĩa hoàn toàn và đâu là từ đồng nghĩa một phần.
  • Phân biệt từ đồng nghĩa với các từ loại khác.
  • Xem xét ngữ cảnh để có thể sử dụng từ đồng nghĩa chuẩn xác nhất.
  • Một số từ đồng nghĩa toàn phần nhưng trong một số trường hợp còn cần phải xem xét về mặt địa lý, vùng miền để sử dụng. Ví dụ như từ đồng nghĩa mẹ – má – mế – mạ: Từ má dùng chủ yếu để gọi mẹ ở miền Nam, từ mế dùng để gọi mẹ tại một số tỉnh miền núi Tây Bắc, từ mạ dùng để gọi mẹ tại một số tỉnh miền Trung.

Từ ngữ tiếng Việt có vô vàn điều cần phải nắm vì nó vô cùng phong phú, người dùng từ cần nắm chắc được về chúng để tránh hiểu sai và dùng sai. Hi vọng với bài viết trên bạn đã biết được từ đồng nghĩa là gì và cách phân biệt từ đồng nghĩa với các từ loại khác.

Author: tieubanhbao