Nền tảng WordPress không xa lạ gì với các lập trình web để thiết kế website. WordPress có ưu điểm như dễ dàng sử dụng, miễn phí… nhưng nó cần rất nhiều các plugin hỗ trợ mới làm được vậy. Tuy nhiên, có một công cụ hỗ trợ WordPress để sử dụng tối ưu hơn, tăng lên trải nghiệm cho người truy cập website của bạn. Đó chính là plugin Jetpack, hãy cùng Divorziobreve.org tìm hiểu về bộ công cụ này nhé!
Contents
I. Jetpack là gì?
Jetpack là một bộ công cụ (toolkit) bao gồm rất nhiều Plugin nhỏ, được dùng để hỗ trợ các trang web được tạo trên nền tảng WordPress. Nó cung cấp nhiều thứ cần thiết để tăng tốc, quản lý, bảo mật và phát triển trang web của mình. Ngoài các tính năng nâng cao như chống spam, công cụ SEO, backup hằng ngày áp dụng một số gói trả phí nhất định thì các tính năng cơ bản khác đều được cung cấp miễn phí.
II. Những tính năng của plugin jetpack
1. Writing
Dùng để quản lý các tính năng của website như: sắp xếp danh mục,tối ưu giao diện web, chứng thực,quản lý hình ảnh( hiển thị toàn màn hình,tối ưu tốc độ tải ảnh, tạo bộ sưu tập), kiểm tra lỗi chính tả, soạn thảo, hiển thị đoạn trích trên trang chủ hay đăng bài bằng email. Một số chức năng module sau:
- Đăng bài bằng email
- Tối ưu giao diện trang web cho thiết bị di động bằng cách hiển thị đoạn trích trên trang chủ
- Sắp xếp các danh mục
- Chứng thực
- Kiểm tra chính tả của bạn, phong cách, và ngữ pháp
- Hiển thị hình ảnh toàn màn hình, tạo bộ sưu tập.
- Tăng tốc hình ảnh
2. Sharing
Tab khá đặc biệt với các mô-đun có chức năng viral bài viết trên website như thêm nút Share, nút Like vào bài viết của bạn, tự động chia sẻ bài viết của bạn lên mạng xã hội.
3. Discussion
Chức năng discussion làm tăng thêm trải nghiệm cho người dùng khi truy cập vào bài viết:
- Kích hoạt tính năng nhận xét và thông báo đăng kí thông qua email ( Allow users to subscribe to your posts and comments and receive notifications via email)
- Tự động kết nối Gravatar ( Enable pop-up business cards over commenters’ Gravatars)
- Cho phép người đọc sử dụng tài khoản Google+ , Facebook , Twitter, hoặc WordPress.com để nhận xét ( Let readers use Google+, Facebook, Twitter, or WordPress.com accounts to comment)
4. Traffic
Tính năng Traffic rất quan trọng cho phép bạn tùy chọn tối ưu hiển thị với công cụ tìm kiếm, giúp website của bạn tăng traffic thông qua các bài viết có chủ đề liên quan, xác minh quyền sở hữu, lập chỉ mục được đính kèm trong bài viết
5. Sercurity
Jetpack tạo ra tab Security để bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công từ đối thủ hay các tin tặc. Ngăn chặn các hoạt động đăng nhập không hợp lệ, đề phòng các hoạt động tấn công website, cho phép người dùng đăng nhập vào trang bằng tài khoản WordPress
III. Các module của Jetpack
1. Nhóm hỗ trợ chỉnh sửa bài viết
- Beautiful Math: Hiển thị các công thức toán học phức tạp
- Related posts: Cho phép hiển thị các nội dung liên quan
- Shortcode Embeds: Nhúng status, google maps, video youtube lên website
- Post by email: Đăng bài lên website bằng email
- Enhanced Distribution: Bình luận và chia sẻ bài viết lên lên WordPress.com firehose theo thời gian thực
- Spelling and Grammar: Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp của bài viết trên website
2. Nhóm hỗ trợ Marketing và SEO
- Sitemaps: Tạo XML sitemaps giúp tối ưu website trên công cụ tìm kiếm
- VideoPress: Giúp tăng tốc độ load và tiết kiệm tài nguyên cho host bằng cách lưu video của website trên hệ thống máy chủ của WordPress.com
- SEO tools: Hỗ trợ tối ưu bài viết chuẩn SEO
- Ads: Chèn quảng cáo vào website của bạn tương tự như Google Adsense
- Google Analytics: Tích hợp công cụ phân tích Google Analytics vào website, theo dõi chuyển đổi trên các plugins thương mại điện tử, WooCommerce.
- Site Stats: Thống kê số lượng bài đăng, lượt truy cập
3. Nhóm hỗ trợ mạng xã hội
- Shortlinks: Tạo link rút gọn để chia sẻ lên mạng xã hội dễ dàng hơn
- Contact Form: Thêm khung liên hệ vào website.
- Comments, Sharing: Cho người đọc bình luận, chia sẻ bài viết bằng tài khoản mạng xã hội như WordPress.com, Google+, Facebook…
- Publicize: Tự động chia sẻ bài đăng theo danh sách mạng xã hội đã được cung cấp như Facebook, Twitter… thời gian đồng bộ với bài viết được xuất bản.
4. Nhóm thiết lập website
- Protect: chống brute force attack cho trang đăng nhập và XML-RPC
- Site verification: Giúp xác minh quyền sở hữu website
- JSON API: Bảo vệ các ứng dụng khi truy cập vào nội dung trên website thông qua đám mây (cloud).
- Single Sign On: Hỗ trợ đăng nhập bằng tài khoản WordPress
- Search: Thêm tính năng “tìm kiếm” trên website
- Data Backups (VaultPress): Quét mã độc và sao lưu dữ liệu website
5. Nhóm hỗ trợ thiết lập hiển thị website
- Gravatar Hovercards: Khi người dùng rê chuột vào vùng Gravatar, sẽ xuất hiện pop-up bổ sung thêm thông tin
- Infinite Scroll: Bạn sẽ không cần phân trang nếu sử dụng module này. Tất cả sẽ được làm mới khi người đọc kéo thanh trượt xuống.
- Com Toolbar: Hiển thị thanh công cụ của WordPress.com mà không phải Admin Bar mặc định.
- Monitor: Công cụ tuyệt vời theo dõi website, khi có hiện tượng downtime, nó sẽ gửi thông báo đến email của bạn
- Custom CSS: công cụ này cho phép tùy chỉnh, bổ sung CSS cho giao diện của website giống như Additional CSS trong Customizer
- Widget Visibility: Kiểm soát widgets sẽ xuất hiện trên website
- Extra Sidebar Widgets: Thêm Widgets vào website
- Subscriptions: Cho phép người dùng đăng ký nhận thông báo trên website
IV. Ưu nhược điểm khi sử dụng plugin jetpack cho web wordpress
1. Ưu điểm của Jetpack
- Plugin Jetpack hỗ trợ cả bản miễn phí và trả phí cho người dùng nên người sử dụng vẫn có thể dùng được các tính năng cơ bản mà không cần trả phí
- Nó có giao diện người dùng đẹp hơn các plugin WordPress thông thường của bạn.
- Jetpack được tối ưu hóa về hiệu suất với cơ sở hạ tầng mạnh mẽ của Automattic (công ty đứng sau Jetpack và WordPress.com).
- Chỉ cần cài đặt Jetpack thì bạn đã có đẩy đủ các chức năng mà không cần cài nhiều Plugin nhỏ khác.
2. Nhược điểm của Jetpack
- Làm chậm website của bạn do tích hợp nhiều module nhỏ
- Website của bạn trở nên phụ thuộc vào một plugin, điều này khiến nó khó thay thế hơn trong tương lai.
- Hạn chế chức năng email. Bạn chỉ có thể gửi email cho người đăng ký của mình khi phải xuất bản một bài đăng trên blog.
- Nhiều tính năng của Jetpack yêu cầu phải trả phí
- Bạn phải tạo tài khoản WordPress.com mới có thể sử dụng Jetpack.
V. Hướng dẫn cài đặt jetpack
- Bước 1: Nếu bạn chưa có tài khoản wordpress.com hãy đăng ký, còn nếu có rồi thì chuyển sang bước 2.
- Bước 2: Truy cập Plugins, chọn Add New( cài mới) rồi click Jetpack
- Bước 3: Chọn “Setup Jetpack” rồi “Approve”.
- Bước 4: Lựa chọn các gói Plugin Jetpack: Miễn phí, Premium và Professional tùy theo nhu cầu của mình
Như vậy, bạn có thể thấy được plugin Jetpack là một bộ công cụ bổ trợ tuyệt vời cho việc sử dụng WordPress đúng không nào. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy tải ngay Jetpack và trải nghiệm luôn nhé!