Khi mua một thiết bị kết nối mạng bạn sẽ bắt gặp các thông số về khả năng kết nối wifi của thiết bị đó ở trên vỏ máy. Tuy nhiên, với những người không am hiểu lắm về lĩnh vực này sẽ khó để nhận biết hay lựa chọn thông số như nào là phù hợp. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết chuẩn wifi là gì và thông tin mới nhất về các chuẩn wifi năm 2021 dưới đây để có câu trả lời nhé!
Contents
I. Wifi là gì? Chuẩn wifi là gì?
Trước tiên để hiểu những con số đó thì chúng ta cần phải hiểu được wifi và chuẩn wifi là gì?
1. Wifi là gì?
Wireless Fidelity là cụm từ tiếng anh được viết tắt là Wifi, nó là tên của hệ thống truy cập internet không dây. Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng truyền hình, điện thoại và radio. Trong thời buổi hiện nay thì wifi được xem là công cụ kết nối không thể thiếu trên điện thoại, máy tính bảng, laptop, và một số thiết bị thông minh khác như smartwatch.
2. Chuẩn wifi là gì?
Chuẩn Wifi được ra đời do một tổ chức công nghệ Institute of Electrical and Electronics Engineers viết tắt là IEEE định nghĩa nên. Nó dùng để thống nhất một chuẩn chung cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau. Các chuẩn wifi cũng sử dụng một hệ thống số nhằm phân loại chúng và 4 chuẩn thông dụng của WiFi hiện nay là 802.11a/b/g/n.
II. Các chuẩn wifi thông dụng trên thị trường hiện nay.
Có khá nhiều chuẩn wifi được ra đời và thông dụng cho đến ngày nay và các chuẩn dưới đây sẽ sắp xếp từ mức độ phổ biến thấp nhất đến mức độ phổ biến cao nhất và hiện đại nhất cho tới thời điểm hiện tại.
1. Chuẩn 802.11
Tổ chức Institute of Electrical and Electronics Engineers viết tắt là IEEE đã giới thiệu một chuẩn đầu tiên cho WLAN năm 1997 có tên gọi là 802.11 sau khi tên của nhóm được thiết lập nhằm giám sát sự phát triển của nó.
- Ưu điểm: Sử dụng tần số vô tuyến với 2.4 GHz và hỗ trợ tối đa là 2Mbps cho băng thông.
- Nhược điểm: Việc truyền tải và tải dữ liệu còn chậm do băng thông quá thấp tối đa chỉ 2Mbps.
2. Chuẩn 802.11b
Sau hai năm tiếp tục nghiên cứu thì tổ chức IEEE cho ra đời một chuẩn wifi 802.11b vào tháng 7 năm 1999
- Đặc điểm: Băng thông của chuẩn này đã vượt xa với chuẩn 802.11 gấp 5 lần với con số tối đa là 11Mbps. Dùng tần số vô tuyến là 2.4 GHz.
- Ưu điểm: Giá thành thấp và thích hợp cho các mạng gia đình, tín hiệu tương đối ổn định.
- Nhược điểm: Dễ xảy ra các hiện tượng nhiễu sóng do tốc độ băng thông vẫn còn rất thấp so với các chuẩn đời sau.
3. Chuẩn 802.11a
Chuẩn 802.11a là chuẩn không phổ biến, nó chủ yếu dùng cho các mô hình mạng doanh nghiệp vì giá thành cao.
- Đặc điểm: Chuẩn 802.11a được hỗ trợ băng thông tối đa lên đến 54 Mbps và dùng tần số vô tuyến là 5GHz.
- Ưu điểm: Nhiễu từ các thiết bị khác, cho tốc độ cao hơn sẽ không gặp phải bởi tần số 5GHz cao.
- Nhược điểm: Phạm vi hoạt động của chuẩn wifi bị giới hạn, giá thành cao.
4. Chuẩn 802.11g
Vào khoảng năm 2002 – 2003, tổ chức IEEE lại cho ra mắt thêm chuẩn mới là chuẩn 802.11g.
- Đặc điểm: Sử dụng tần số 2.4GHz và được hỗ trợ băng thông tối đa là 54Mbps
- Ưu điểm: Tốc độ truy cập cao, hoạt động lớn và tốt hơn, ít bị che khuất.
- Nhược điểm: Bị nhiễu từ các thiết bị sử dụng cùng tần số 2.4GHz là vấn đề mà các thiết bị sử dụng chuẩn này gặp phải, hơn nữa nó cũng có giá thành khá cao.
5. Chuẩn 802.11n (hay 802.11 b/g/n)
Chuẩn 802.11n là chuẩn wifi mà IEEE cho ra đời vào khoảng năm 2009, chuẩn này nhận được hỗ trợ từ các tín hiệu không dây và angten (Công nghệ MIMO).
- Đặc điểm: Chuẩn này hoạt động trên 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz và được hỗ trợ băng thông tối đa là 100Mbps. Đặc biệt chuẩn này có khả năng tương thích với các thiết bị sử dụng chuẩn 802.11g.
- Ưu điểm: chuẩn 802.11n có khả năng chống nhiễu tốt, phạm vi hoạt động tốt và cho tốc độ nhanh.
- Nhược điểm: Giá thành đắt đỏ.
6. Chuẩn 802.11ac (hay chuẩn 802.11 a/b/g/n/ac)
Để cho người dùng trải nghiệm tốt hơn thì chuẩn 802.11n đã được nâng cấp lên và trở thành chuẩn 802.11ac.
- Đặc điểm: Hoạt động ở tần số 5GHz, hỗ trợ băng thông tối thiểu là 1Gbps (ngoài ra còn 1 liên kết lẻ tối thiểu là: 500Mbps).
Ứng dụng công nghệ MIMO (lên đến 8 luồng dữ liệu). Ngoài ra, đối với các kênh có băng thông rộng RF (160MHz, 80Mhz) chuẩn này vẫn có thể sử dụng được.
7. Chuẩn 802.11ad
Chuẩn wiffi 802.11ad hoạt động ở dải tần 60GHz và được hỗ trợ băng thông lên đến 70Gbps.
Hiện nay ở nước ta chuẩn wifi được sử dụng phổ biến nhất là 802.11g và 802.11n. Trong đó, chuẩn 802.11n được sử dụng nhiều hơn nhờ vào hoạt động ở 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz.
Tại Việt Nam, theo như divorziobreve.org tìm hiểu thì hiện đã có một số thiết bị mới sử dụng các chuẩn 802.11ac hay thậm chí là 802.11ad. Tuy nhiên chưa được nhiều và phổ biến như hai chuẩn 802.11g và 802.11n.